WHO báo động nguy cơ bùng phát nhiều bệnh nguy hiểm ở trẻ

WHO nhận định Covid-19, các cuộc xung đột, khủng hoảng khí hậu và thông tin sai lệch khiến tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ em suy giảm, dẫn đến nguy cơ bùng phát nhiều dịch bệnh nguy hiểm.

Ngày 14/7, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho biết hầu như trẻ em tại các nước nghèo nhất đã bỏ lỡ một số hoặc tất cả các mũi tiêm đầu đời trong hai năm qua. Nguyên nhân là các cuộc xung đột, tình trạng phong tỏa vì đại dịch, ngành y tế tập trung nguồn lực cho chương trình tiêm vaccine ngừa Covid-19.

Báo cáo từ hai tổ chức cho thấy đây là lần sụt giảm tiêm chủng định kỳ lớn nhất trong vòng 30 năm. Bên cạnh đó, tỷ lệ suy dinh dưỡng tăng nhanh tạo điều kiện phát triển cho các loại bệnh tật nguy hiểm, đe dọa tính mạng của trẻ nhỏ.

Đọc Thêm:  Tám phút rong chơi định mệnh của cô bé bị bắt cóc

Từ năm 2019 đến năm 2021, tỷ lệ trẻ em được tiêm ba liều bạch hầu, ho gà, uốn ván giảm 5 điểm phần trăm, khiến mức bao phủ vaccine nói chung giảm còn 81%.

Số người tiêm vaccine ngừa ung thư cổ tử cung (HPV) cũng giảm khoảng 25%. Tỷ lệ tiêm chủng sởi giảm còn 81%, lần đầu kể từ năm 2021. WHO lưu ý đây là mức thấp nhất kể từ năm 2008, có nghĩa 24,7 triệu trẻ em đã bỏ lỡ liều đầu tiên của vaccine sởi.

“Đây là báo động đỏ về sức khỏe trẻ em. Chúng ta đang chứng kiến tốc độ tiêm chủng giảm liên tục lớn ở cả một thế hệ. Chúng ta cần đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng, nếu không muốn mất hàng triệu trẻ”, bà Catherine Russell, Giám đốc Điều hành UNICEF, phát biểu.

Đọc Thêm:  Phát hiện 'siêu virus corona' mang 2 đột biến Anh và Nam Phi, giới khoa học báo động
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus trả lời họp báo tại Geneva, Thụy Sĩ vào tháng 7/2020. Ảnh: Reuters.
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus trả lời họp báo tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Reuters.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định việc lập kế hoạch và xử lý Covid-19 nên song hành với chương trình tiêm chủng cho các bệnh nguy hiểm khác như sởi, viêm phổi và tiêu chảy.

Các thành viên của Chương trình Tiêm chủng Toàn cầu 2030 đã yêu cầu các chính phủ và tổ chức khác giúp giải quyết tình trạng tồn đọng vaccine, tăng cường tiêm chủng để bắt kịp tốc độ trong quá khứ. Thế giới đã đạt được những tiến bộ bền vững về bao phủ vaccine cho trẻ em trong suốt những năm 1990 và thập kỷ đầu tiên của thế kỷ này.

Trang tin tức dành cho người Việt tại Anh Quốc. Hãy share ngay cho cộng đồng người Việt tại Anh Quốc để cập nhật tin mới về luật pháp, cuộc sống, nghề nails.