Internet ngày càng phát triển, thông tin ngày càng nhiều và được truyền đi với tốt độ chóng mặt. Việc có nhiều tin sai lệch sẽ không thể tránh khỏi, đặc biệt là trong dịp đại dịch của thế giới này.
Dưới đây là chia sẻ của anh Duong Ngoc Nguyen về cách kiểm tra, hạn chế thông tin sai lệch được phát tán tràn lan. Hãy cùng NuocAnh UK chia sẻ thông tin này nhé:
Theo FB Duong Ngoc Nguyen:
Thông tin sai lệch về virus corona tràn ngập trên internet và trách nhiệm của tất cả chúng ta là phải hạn chế tối ta lượng tin giả đến với bản thân mình. Vậy bạn có thể làm được gì?
1. Dừng lại và suy nghĩ
Bạn muốn giúp đỡ gia đình và bạn bè trong việc nắm bắt đầy đủ thông tin. Vì vậy, khi nhận được lời khuyên mới – dù qua email, WhatsApp, Facebook hoặc Twitter – có thể bạnh sẽ nhanh tay chuyển tiếp cho họ.
Nhưng các chuyên gia nói rằng điều số một bạn có thể làm để ngăn chặn thông tin sai lệch là chỉ cần dừng tay một chút và suy nghĩ.
Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào, hãy tạm dừng và kiểm tra thêm.
2. Kiểm tra nguồn tin
Trước khi chuyển tin, hãy hỏi một số câu hỏi cơ bản là thông tin này đến từ đâu.
Nên đề cao cảnh giác nếu nguồn tin đến từ “bạn của một người bạn” hoặc “hàng xóm của đồng nghiệp của dì tôi”.
Gần đây chúng ta đã theo dõi xem làm thế nào mà một bài viết sai lệch từ ông “chú có bằng thạc sĩ” của ai đó đã lan truyền.
Một số chi tiết trong bài viết khá chính xác – ví dụ, khuyến khích rửa tay để làm chậm sự lây lan của virus. Nhưng các chi tiết khác có khả năng gây hại, đưa ra những tuyên bố chưa được chứng minh về cách chẩn đoán bệnh.
“Các nguồn thông tin đáng tin cậy nhất vẫn là từ các cơ quan y tế công cộng như NHS, Tổ chức Y tế Thế giới hoặc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh tại Hoa Kỳ.” Claire Milne, phó tổng biên tập của tổ chức kiểm tra thực tế Full Fact có trụ sở tại Anh, nói.
Chuyên gia không phải là là không thể sai lầm. Nhưng họ đáng tin cậy hơn nhiều so với người họ hàng xa trên WhatsApp của một ai đó.
3. Tin đó có thể là giả?
Nhìn thoáng qua, thông tin giả có vẻ trông rất giống thật.
Hackers có thể mạo danh các tài khoản chính thức hay ngay cả của chính phủ. Ảnh chụp màn hình cũng có thể được sửa đổi để làm cho nó trông giống như tin đến từ một cơ quan công cộng đáng tin cậy.
Trước khi chia sẻ những tin bạn nhận được, nên kiểm tra tài khoản và trang web nguồn để xác minh. Nếu bạn không thể dễ dàng tìm thấy thông tin, đó có thể là một trò lừa bịp. Và nếu một bài đăng, video hoặc một liên kết trông có vẻ đáng nghi – có lẽ nó đáng nghi thật.
Tin viết toàn bằng chữ hoa và phông chữ không khớp là một cái gì đó giới kiểm tra tin hay dùng như một chỉ báo đây là một bài đăng có thể đưa tin sai lệch.
4. Không chắc tin có đúng? Đừng chia sẻ
Đừng chuyển tiếp mọi tin chỉ vì “nhỡ may tin này đúng”, làm như thế bạn sẽ gây ra nhiều tai hại hơn là lợi ích.
Thông thường mọi người hay đăng tin từ những nơi mà chúng ta biết có chuyên gia – như bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.
Điều đó có thể ổn, nhưng hãy chắc chắn rằng bạn đã suy nghĩ kỳ về những nghi ngờ của mình. Và hãy cẩn thận – văn bản bạn chia sẻ sau đó có thể bị xóa khỏi bối cảnh của nó.
5. Kiểm tra từng sự việc một
Có một đoạn audio được lưu hành rộng rãi trên WhatsApp. Người đọc trong audio này nói rằng cô ấy đang dịch lời khuyên từ một “đồng nghiệp có một người bạn” làm việc tại một bệnh viện. Đoạn audio này được gửi tới BBC bởi hàng chục người trên khắp thế giới.Nhưng đó là khúc audio pha trộn của những lời khuyên chính xác và không chính xác.
Khi bạn nhận được một danh sách lời khuyên dài, thật dễ để tin vào tất cả mọi thứ, chỉ vì bạn biết chắc chắn rằng một trong những lời khuyên (như nói về việc rửa tay) là đúng.
Nhưng không phải lúc nào cũng thế.
Nước Anh chờ dịch lên đỉnh với ba lãnh đạo chống virus corona cùng dương tính
Virus corona: “Đâu phải tại Trung Quốc”.
6. Coi chừng bài viết gây đầy cảm xúc
Những bài viết gây cảm xúc có nội dung khiến chúng ta sợ hãi, tức giận, lo lắng hoặc vui mừng, thường hay được chia sẻ rất nhanh, và lan đi còn rộng và xa hơn virus.
“Sợ hãi là một trong những động cơ lớn nhất khiến cho thông tin sai lệch phát triển mạnh”.
Những lời kêu gọi người đọc phải có hành động cấp thiết được viết ra để làm tăng sự lo lắng – vì vậy hãy cẩn thận.
“Mọi người đều muốn giúp người thân được an toàn, vì vậy khi thấy ‘Mẹo phòng chống vi-rút!’ hoặc ‘Hãy uống thuốc bổ này!’ mọi người muốn làm bất cứ điều gì có thể để tiếp tay”.
7. Nghĩ về những thành kiến
Có phải bạn đang chia sẻ điều gì đó vì bạn biết đó là sự thật – hay chỉ vì bạn đồng ý với những gì được viết?
Chúng ta có khuynh hướng chia sẻ các bài đăng củng cố niềm tin hiện có của mình.”Khi giận dữ gật đầu là lúc chúng ta dễ bị mắc bệnh muốn chia sẻ tin nhất”, “Đó là lúc, trên tất cả mọi thứ khác, chúng ta cần chậm tốc độ những thứ chúng ta làm trên trực tuyến.”
Chậm lại để có thì giờ suy nghĩ, phân tích và kiểm chứng.
Mong mọi người tỉnh táo và đừng bị những tin giả làm chủ cuộc đời mình và làm chủ cuộc chơi này. Chúc quý vị bình an.