Ngày 21/9/1915, luật sư Cecil Chubb được vợ nhờ đến buổi đấu giá để mua rèm cửa và ghế ăn. Tuy nhiên, ông lại về nhà với một tài sản đặc biệt – vòng tròn đá Stonehenge.
Mảnh số 15 – gồm Stonehenge với hơn 30 ha đất – đã thu hút sự chú ý của Cecil Chubb. Giá khởi điểm là 5.000 bảng, tăng theo bậc 100 bảng, cho đến 6.000 bảng. Không ai sẵn lòng bỏ thêm tiền. Sau đó, một người ra giá 6.500 bảng. Nhưng trước khi chủ phiên đập búa, ông Chubb đã ra giá 6.600 bảng. Ảnh: BBC.
Vợ của ông tất nhiên không hài lòng, nhưng ông Chubb không thể làm khác. Ông cho biết ông lo sợ một người nước ngoài giàu có sẽ mua Stonehenge, tháo dỡ và chuyển nó ra nước ngoài, như điều xảy ra với Cầu London trong 50 năm sau đó. Ảnh: Livescience.
Ba năm sau, ông tặng tại Stonehenge cho người Anh, với điều kiện người dân địa phương được tham quan miễn phí. Nhờ đó, công trình này đã được gìn giữ cho thế hệ tương lai. Nhà quản lý Heather Sebire chia sẻ: “Ai biết điều gì sẽ xảy ra nếu người khác mua nó? Lúc đó, nó rơi vào tình thế hiểm nghèo và ông Chubb đã can thiệp, đảm bảo Stonehenge thuộc về người trong nước. Giờ đây, nó là Di sản Anh và được đảm bảo an toàn mãi mãi”. Ảnh: Telegraph.
Người trả giá cao thứ hai sau Chubb là nông dân Isaac Crook, người muốn chăn nuôi cừu ở đồng cỏ. Hậu duệ của ông, Richard, ngày nay vẫn làm trang trại gần đó. Anh chia sẻ: “Cụ của tôi định mua nó để làm nơi chăn cừu. Thật khó tin là suýt chút nữa gia đình tôi đã sở hữu Stonehenge. Nhưng ai biết cụ sẽ làm gì với những phiến đá? Cụ quan tâm đến mảnh đất hơn chúng”. Ảnh: NPR.